Cách phân tích dữ liệu lạm phát?

Phân tích tỷ giá AUD/USD

Phân tích tỷ giá AUD/USD

Chỉ số Giá Tiêu dùng, hay còn được biết đến với tên gọi khác là CPI, vốn là một chỉ số kinh tế quan trọng được các nền kinh tế lớn thường xuyên công bố nhằm cung cấp thông tin kịp thời về tình hình lạm phát tại thời điểm đang xét. Đây là một chỉ số rất quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Đổi lại, chính sách của ngân hàng trung ương sẽ quyết định lộ trình thắt chặt hay nới lỏng của nền kinh tế, mà điều này được phản ánh qua đồng nội tệ của quốc gia tương ứng và động lực của thị trường chứng khoán. Vậy, làm thế nào để diễn giải chính xác dữ liệu Chỉ số Giá Tiêu dùng?

Việc công bố và sửa đổi số liệu CPI có thể khiến giá trị của đồng nội tệ biến động so với các loại tiền tệ khác, và nếu biến động theo chiều hướng thuận lợi thì có thể sẽ sinh lãi cho những trader giàu kinh nghiệm. Khi sử dụng dữ liệu CPI để tác động đến các quyết định giao dịch forex, các bạn trader không chỉ nên cân nhắc dựa trên các giá trị thực tế mà còn cả kỳ vọng của thị trường đối với lạm phát và những điều có thể xảy ra với đồng tiền đó nếu những kỳ vọng được đáp ứng hoặc không được đáp ứng. Chính vì vậy, để dự đoán được hướng chuyển động của một cặp tiền tệ nào đó khi tin tức được công bố thì cũng không phải là điều dễ dàng. Nhưng bạn hãy cứ thử xem. Sau đây hãy cùng điểm qua một tình huống thực tế với ví dụ chân thực để có góc nhìn rõ ràng hơn.

Vào ngày 27 tháng 4 lúc 04:30 (GMT+3), Cục Thống kê Úc đã công bố dữ liệu lạm phát hàng quý tại nước này. Lịch trình công bố kết quả CPI thường được ấn định theo hàng tháng nhưng ở một số quốc gia sẽ là hàng quý, chẳng hạn như New Zealand và Úc. Tỷ lệ lạm phát tăng từ 1,3% lên 2,1%, với giá tiêu dùng tăng 0,8% trong 3 tháng. Đồng thời, các nhà phân tích kỳ vọng mức tăng trưởng sẽ đạt từ 0,4% đến 1,7%. Như vậy, con số dự báo đang ở mức tệ hơn dự kiến. Khi tin tức được công bố, tỷ giá AUD/USD đã tăng vọt nhưng sau đó tiếp tục xu hướng giảm. Tại sao điều này lại xảy ra? Cần lưu ý rằng tỷ giá của đồng tiền quốc gia trong trung và dài hạn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương tương ứng. Các nhà đầu tư có xu hướng "tiêu hóa" hoặc hấp thụ trước các kịch bản trong tương lai vào giá hiện tại. Do đó, sau khi các bản tin mới được công bố, giá thường di chuyển theo một hướng, và sau đó đảo ngược lại.

  • Tốc độ gia tăng lạm phát vượt mức kỳ vọng của các nhà phân tích có nghĩa là các nhà đầu tư đặt cược rằng ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ một cách quyết liệt hơn. Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia. Vì lý do này, nếu tốc độ lạm phát tăng mạnh thì có thể làm tăng giá đồng nội tệ của quốc gia tương ứng, mà điều này đã xảy ra với cặp AUD/USD vào thời điểm tin tức thực tế được tung ra.
  • Tốc độ gia tăng lạm phát đúng như mức kỳ vọng, như một quy luật chung, chỉ ảnh hưởng nhẹ đến tỷ giá hối đoái vì không có "bất ngờ" nào xảy ra.
  • Tốc độ gia tăng lạm phát dưới mức kỳ vọng có thể tác động tiêu cực đến tỷ giá giao dịch của đồng nội tệ do lạm phát không tăng nhanh và ngân hàng trung ương sẽ không có lý do gì để thắt chặt chính sách tiền tệ.
Nhưng tại sao AUD/USD lại tiếp tục giảm trong một thời gian nữa sau khi thông tin được công bố?
Tỷ giá hối đoái của cặp tiền tệ này được cấu thành bởi chính sách tiền tệ của 2 quốc gia tương ứng. Và trong khi tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Úc lên tới 5,1% thì ở Mỹ, tỷ lệ lạm phát hàng năm đứng ở mức kỷ lục 8,5%, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tuyên bố sẽ mạnh tay tăng lãi suất trong ba cuộc họp sắp tới. Đó là lý do tại sao chỉ số Dollar Mỹ đang củng cố sức mạnh nhiều hơn so với Dollar Úc, dẫn đến tình huống AUD/USD bị sụt giảm trong trung hạn. Chúng ta cũng có thể phân tích tỷ giá USD/JPY theo cách tương tự như vậy, theo đó những chính sách tiền tệ trái ngược của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ và ngân hàng trung ương Nhật Bản đã tạo nên xu hướng tăng mạnh của cặp USD/JPY.

bởi JustMarkets, 17/05/2022